Cây mai vàng từ xưa đến nay đều được biết đến là biểu tượng của may mắn, tài lộc. Nhiều người thường lựa chưng những cây mai vàng với màu sắc rực rỡ, tạo dáng long phụng cầu kỳ ấn tượng với mong muốn một năm mới vạn sự như ý cho gia đình mình. Bạn biết gì về nguồn gốc đáng quý của loài hoa này? Làm thế nào để có được những dáng vẻ ấn tượng và thu hút như thế? Có cách nào để hoa mai nở đúng vào dịp Tết? Mời bạn cùng đón đọc bài viết của chúng tôi ngày hôm nay.
Giới thiệu về mai vàng
Sau đây là một số thông tin tổng quát về cây mai vàng và đặc điểm của loài cây này:
Tổng quan về mai vàng
Cây mai vàng thuộc họ Ochnaceae, được biết đến với tên khoa học là Ochna integerrima hay còn gọi là cây hoàng mai, một loài cây được người dân rất ưa chuộng trong dịp lễ Tết Cổ Truyền ở miền Nam Việt Nam.
Ở Việt Nam, cây hoa mai phân bố tự nhiên ở nhiều khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Loài hoa này cũng được trồng nhiều ở các vùng núi của đồng bằng sông Cửu Long cao nguyên Lâm Viên.
Đây là một giống cây thuộc giống cây đa niên, có thể sống đến một trăm năm, gốc to, rễ lồi lõm trên mặt đất, thân cây mai xù xì, cành hoa mai mất nhiều và lá mọc theo dạng đan xen. Nếu mọc tự nhiên, cây mai vàng sẽ rụng lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Dựa theo đặc tính này mà khi ươm trồng người dân sẽ lấy hết lá vào tháng chạp âm lịch, kích thích để hoa mai có thể ra hoa nở rộ vào dịp Tết cổ truyền.
Đặc điểm của cây mai vàng
Khi mọc hoang dã trong rừng thường có từ hoa mai vàng 5 cánh đến 9 cánh. Thi thoảng sẽ có hoa lên đến 15 – 18 cánh hoa mai. Ở vùng Tây Nguyên giống mai vàng nhiều cánh khá phổ biến. Ngoài ra, còn có thêm giống mai với thân màu nâu, lá hoa mai to xanh bóng, thường có răng cưa ở viền lá, hoa màu vàng, mọc thành chùm theo dạng chủy nên được gọi là “mai chủy”.
Thông thường, hoa mai thường có mùi hương rất khó nhận ra. Tuy nhiên, ở Việt Nam có loại mai vàng năm cánh thường mang hương thơm rất đậm hơn hẳn những loài hoa khác thường được gọi là “mai hương”. Người dân còn gọi chúng bằng cái tên “mai thơm” hay “mai ngự”. Những loài mai vàng mà cánh hoa có kích cỡ lớn hơn bình thường thì được gọi là “mai châu”. Những loài hoa có nụ hoa nhỏ, cánh dài và nhọn, được gọi là “mai cánh nhọn”
Mai vàng đẹp có dáng vẻ thanh cao. Thân cây mềm mại. Lá có màu xanh biếc, hoa tươi rực rỡ. Mai vàng thường rụng lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Hoa khi nở thành chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cánh tỏa mùi hương nhẹ nhàng, kín đáo. Mỗi nụ mai vàng truyền thống thường có năm cánh. Dân gian tường truyền răng nhà nào có cành mai vàng nở đúng vào dịp tết Nguyên Đán thì đó là báo hiệu điềm lành, cho một năm thịnh vượng, an khang.
Tác dụng của mai vàng
Tác dụng làm cảnh
Cây mai vàng là một trong những loại cây được chọn làm cây cảnh nhiều nhất, đặc biệt là vào dịp tết. Những cành mai vàng xum xuê báo hiệu một năm mới đầy tài lộc và tin vui cho gia chủ.
Cây mai thể hiện những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam, nếu tết miền Bắc có cây đào, thì ngày tết miền Nam sẽ thêm sum vầy, ấm áp hơn khi có một cây mai cảnh đặt trong nhà.
Tác dụng chữa bệnh
Trong thành phần hóa học của hoa mai có chứa nhiều loại tinh dầu quý hiếm như indole, borneol, linalool, benzyl alcohol,… và một số hoạt chất như meratin, calycanthine, caroten… Nhiều kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra khả năng chống lại các vi khuẩn coli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lao. Đồng thời còn có khả năng thúc đẩy bài tiết dịch mật.
Hoa mai tết có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm không có độc. Nhờ thế chúng có công dụng giải thử sinh tân, khai vị tán uất. Thường được dùng nhiều trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Đặc biệt phải kể đến như đau tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, sốt cao, chán ăn, lao hạch, chóng mặt, mệt mỏi…
Ý nghĩa của mai vàng đối với người việt Nam – hoa mai tượng trưng cho điều gì?
Nhắc đến miền Bắc người ta nhớ hoa đào, nghĩ về miền Nam ta lại có hoa mai. Màu vàng của hoa mai được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. ý nghĩa mai vàng được mọi người chưng hoa mai vào dịp tết cổ truyền với hy vọng cho một năm mới giàu sang, may mắn, vạn sự như ý. Theo quan niệm của ông bà ta, nhà nào có hoa mai càng nhiều cánh thì nhà đó càng có nhiều tài lộc, an khang.
Cây mai có rễ cắm sâu vào lòng đất không dễ dàng bị quật ngã trước bão giông. Nó có thể đứng hiên ngang trước mọi loại thời tiết khắc nghiệt nhất. Chính vì thế mà trong mắt người dân Việt qua muôn đời cây mai vàng vẫn là biểu tượng tuyệt đẹp cho đức nhẫn nại và hy sinh cao cả, bền bỉ của người Việt Nam. Màu vàng của hoa mai còn là biểu tượng của sự giàu sang và quyền quý. Những đóa mai vàng nở rộ mỗi dịp xuân về dệt nên không khí hân hoan hạnh phúc tràn ngập tình yêu thương, tính đoàn kết gắn bó mọi người với nhau.
Kinh nghiệm chọn mua mai vàng đúng cách
Kinh nghiệm chọn dáng Mai
Dáng mai được xem như linh hồn của cây mai vàng. Mai vào ngày tết được uốn theo nhiều hình dáng khác nhau vô cùng ấn tượng và đẹp mắt. Tuy nhiên một số dáng mai chuẩn phải kể đến như Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng. Đây đều được xem là dáng mai phú quý và mang lại sự may mắn cho người sở hữu.
Lựa chọn tỉ lệ giữa các phần của cây
Tỷ lệ giữa gốc với cành
Khi chọn dáng mai, không nên chọn những cây có phần gốc nhỏ, cành nhiều. Thay vào đó nên chọn những cây mai vàng có cành nhiều, thân lớn.
Tỷ lệ giữa cành và hoa
Tỷ lệ giữa cành và hoa cũng là một điểm bạn cần đặc biệt lưu ý. Cần tránh chọn những cây có quá nhiều cành, cành dài loe ngoe mà ít hoa. Cũng không nên chọn những cành quá ngắn quá ít cành mà lại nhiều hoa. Chúng sẽ làm cho cây mai vàng của bạn sẽ trông thô, không hấp dẫn.
Tỷ lệ giữa nụ và hoa
Khi chơi mai, ta cũng cần phải quan sát toàn bộ bố cục của cây, cần xem kỹ ở cây có nụ và hoa phân bố đều hay chưa để cây luôn được giữ trạng thái hài hòa, ổn định.
Tìm hiểu thêm về cách chọn mai vàng đẹp chưng Tết
Cách chọn thế mai
Chọn mai thế có lộc lá
Trên cây mai cần có thêm vài cành lộc. Để có một dáng thực sự đẹp không chỉ mỗi hoa, cũng không phải là những cây có cành lá quá xum xuê. Thường những kỹ thuật viên bonsai cũng khuyên nên lấy những cây có kèm một ít lá, những chiếc lá màu xanh nõn hoặc đỏ tía sẽ mang lại lộc vào năm mới cho gia chủ.
Trên cây mai vàng chưng tết bao giờ cũng nên có thêm vài cành lộc. Một cây vàng không phải chỉ có hoa mới đẹp, cũng không phải cành lá xum xuê sẽ đẹp. Tỷ lệ hoa lá cần cân đối, nên chọn những cây có kèm ít lá, những chiếc lá xanh nõn hoặc đỏ tía hứa hẹn sẽ mang đến tài lộc cho gia chủ.
Chọn gốc Mai
Một cây mai vàng được xem là hoàn hảo khi bạn chọn được gốc mai có vẻ “trải đời”, rêu bám trên vỏ thân. Nó càng làm cho chậu cây trở nên cổ kính và ấn tượng hơn.
Cách tạo dáng đẹp cho mai vàng
Các dáng hoa mai đẹp và dễ làm
Thế trực
Thế trực hay còn được gọi là thế thẳng, thế quân tử. Mai vàng thế trực được tạo dáng với kiểu thon dần từ gốc lên ngọn, cành nhánh đầy đủ. Thế mai này tượng trưng cho những bậc chính nhân quân tử bất khuất, hiên ngang, ngay thẳng và thanh cao. Hiện nay tạo dáng mai vàng thế trực có một số biến thể như: thế trực liên chi (biểu thị sự ấm no, hạnh phúc), thế trực quân tử liên chi (biểu thị cho tình cảm gia đình lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc).
Thế thác đổ
Thế thác đổ là thế khá được ưa chuộng hiện nay trong giới chơi cây cảnh. Mai tạo ở dạng này thường có cành và ngọn mọc hướng về phía dưới nhưng không hề tạo cảm giác mong manh yếu đuối, ngước lại trông dáng cây lúc nào cũng mềm mại và tràn đầy nhựa sống. Thế mai này tượng trưng cho sự mạnh khỏe, ý chí chiến thắng mọi nghịch cảnh.
Hình ảnh cây mai vàng cảnh thế thác đổ
Hướng dẫn cách bón phân mai vàng sau tết cho cây chắc khỏe
Thế nhất trụ kinh thiên
Tạo dáng cây ở thế nhất trụ kinh thiên thường thân sẽ thẳng đứng, cành lá tập trung về phía ngọn nhìn giống như một người đang xòe tay ra để chống đỡ với mọi khó khăn. Thế mai này tượng trưng cho sức mạnh, khao khát chiến thắng, sức khỏe và sự mạnh mẽ.
Hình ảnh cây mai vàng thế nhất trụ kinh thiên
Thế ngũ phúc
Thế mai này tượng trưng cho sự trường thọ, phú quý, khanh ninh, hiếu đức. Cầu mong cho gia đình bình an, không gặp khó khăn hoạn nạn, không gặp phiền não. Thế mai này hiện nay đang rất được ưa chuộng trên thị trường đặc biệt là cháy hàng vào dịp Tết.
Hình ảnh cây mai vàng thế ngũ phúc
Các bước để tạo thế mai vàng
Cách tỉa rễ cây mai vàng
Tỉa rễ là khâu cực kỳ quan trọng nhưng có thể nói là khâu khó khăn nhất trong việc tạo dáng bonsai. Vì thường phần rễ cây rất cứng, giòn lại nằm sâu dưới lòng đất. Khi tạo dáng mai vàng bonsai phần rễ phải nổi toàn bộ lên trên nên bạn phải tiến hành mỏi lễ lên và chỉnh sửa theo kiểu xòe ra bốn phía. Đối với người có kỹ thuật bạn có thể tạo ra dáng chân long, ly, quy, phụng vừa hiếm lại vừa đẹp.
Tỉa phần gốc cây
Cây mai vàng là loại cây đơn thân nên phần gốc thường rất to, đặc biệt là những cây trồng lâu năm. Để dễ dàng hơn trong việc chỉnh sửa bạn nên định hình ngay từ khi chúng còn nhỏ. Bạn có thể chọn cách cắt, gọt, đẽo, đục tùy theo sở thích và dáng cây.
Sửa phần thân cây
Phần thân cây mai vàng khá to nên để chỉnh sửa không đơn giản. Thường phần thân đòi hỏi nhiều kỹ thuật và dụng cụ chuyên dụng như nòng sắt, nêm, cảo. Bạn phải định hình trước ra thế mà mình muốn uống. Sau đó dùng nòng sắt định sẵn và dùng dây kẽm ép sát vào thân cây và buộc dây sắt từ gốc lên đến ngọn.
Trong toàn bộ quá trình xử lý phần thân cây bạn phải thật sự nhẹ tay vì thân mai khá giòn. Việc uốn cây phải từ từ ngày này qua ngày khác, cây sẽ cong theo thế uốn của nòng sắt. Bạn không thể ép chúng tạo hình liền có thể làm hư toàn bộ dáng bonsai.
Tỉa cành mai
Uốn cành có lẽ đơn giản là uốn thân vì cành mai khá bé. Bạn nên dùng dây đồng hoặc dây kẽm để quấn cành mai và nắn nó theo hình dạng mà bạn đã định sẵn. Bạn nên lựa chọn cách tạo hình sao cho thật đồng đều và hài hòa với phần thân để cây có dáng đẹp hơn.
Kỹ thuật chăm sóc mai vàng ra hoa đúng dịp Tết
Đầu tiên về nhiệt độ và đất trồng: Đây được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo mai vàng ra hoa vào đúng dịp tết. Nên chưng mai ở trong không gian giới hạn từ 25 đến 30 độ C. Việc nóng quá hoặc lạnh quá sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ nở hoa. Về đất trống nên chuẩn bị đất tơi xốp, dồi dào dinh dưỡng và đảm bảo không được ngập úng.
Biện pháp tuốt lá: Hoa mai vàng là loài cây thực sự đặc biệt, chúng sẽ nở hoa khi bạn tuốt hết lá già. Ở điều kiện tự nhiên, cây mai sẽ rụng lá vào cuối đông và nở hoa vào lập xuân. Để mai ra hoa đúng dịp tết, người dân sẽ tuốt lá vào khoảng giữa tháng 12 âm lịch.
Phun ướt những nầm hoa sắp nở trong điều kiện thời tiết nắng
Tưới nước ấm vào gốc cây khi trời trở lạnh
Đặt đá hoặc rơm lên mặt đất gần gốc cây.
Tưới và rửa nụ hoa vào lúc sáng sớm
Ngắt đọt non
Cây mai vàng tượng trưng cho sự thanh cao, may mắn, an khang và tài lộc.